Nhộn nhạo thị trường pháo dịp tết: Giáp mặt 'cò', đầu nậu
Chia sẻ về câu chuyện "dở khóc, dở cười" khi mua hoa ngày tết, Trần Thị Thu Huyền, sinh viên Trường ĐH Văn hóa Hà Nội (quê ở Hà Tĩnh), nói: "Năm nay mình về khá trễ nên tới hôm nay là 29 tết mới tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và mua hoa trang trí. Các năm trước mình đều mua hoa ly để cắm nhưng năm nay hoa ly hết sớm, mình phải. Dạo quanh 4 khu chợ ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), 1 cành hoa ly có giá 50.000 đồng. Để được một bình hoa, mình cần mua khoảng 3 cành". Có mặt ở khu chợ tại xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 29 tết, mọi người vô cùng bận rộn nhưng ai ai cũng tranh thủ thời gian đi chợ tết. Qua nhiều năm, nơi đây vẫn lưu giữ được nét truyền thống của một khu chợ quê, khắp nơi tràn ngập hương vị tết từ hoa đào, hoa mai tới bóng bay và đồ ăn vặt.Tranh thủ thời gian về quê để vui chơi tại chợ tết, Phan Đậu Quỳnh Trang (22 tuổi), ngụ hẻm 193/64/35, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), cho biết: "Năm nay lịch nghỉ học của trường mình khá trễ, nên tới ngày 26 tết mình mới có thể trở về quê. Mình cũng tranh thủ trang hoàng không khí tết cho gia đình, dọn dẹp nhà và vui chơi cùng bạn bè. Mỗi lần về quê, mình lại thấy vui và hạnh phúc vì được đoàn viên cùng gia đình, được cùng mọi người chào đón một năm mới an lành".Vòng vào các con đường ngõ nhỏ, không khí tết càng rực rỡ bởi những sắc cờ hoa. Mỗi căn nhà đều treo cờ, trưng bày cây, hoa tết. Dù năm nay hoa đào, hoa mai ảm đạm, nở muộn nhưng mỗi gia đình đều chuẩn bị trưng bày trong nhà để cảm nhận được rõ hơn không khí tết.Với truyền thống bánh chưng bao đời nay của người Việt Nam, nhiều nhà đều tự tay gói và nấu bánh chưng, trò chuyện và sưởi ấm bên bếp củi đỏ rực, cầu chúc một năm mới an lành. Trở về quê sau thời gian dài học tập tại Hàn Quốc, Đinh Thị Thu Hương (22 tuổi) chia sẻ: "Mình thấy quê hương đã thay đổi nhiều, đường xá hiện đại hơn, ai ai cũng tất bật chuẩn bị một năm mới vui vẻ và đủ đầy. Mình cũng tranh thủ vui chơi trong mấy ngày ở nhà, cùng gia đình chuẩn bị mâm cỗ và gặp gỡ, trò chuyện với họ hàng".Hỗ trợ nhà ở cho 15 công nhân bị tai nạn lao động
Trường đại học Thương mại vừa công bố đề án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025, trong đó sử dụng nhiều tổ hợp xét tuyển mới để xét tuyển vào nhiều chương trình đào tạo. Điều chỉnh này nhằm phù hợp với chương trình giáo dục THPT 2018, là chương trình học có khóa học sinh thi tốt nghiệp THTP đầu tiên trong năm nay.Tổng chỉ tiêu tuyển sinh đại học 2025, hệ chính quy của Trường đại học Thương mại là 5.320 (tăng 270 chỉ tiêu so với năm 2024), thời gian nhận hồ sơ xét tuyển dự kiến từ tháng 5 tới. Trường tuyển sinh 45 chương trình đào tạo, gồm 27 chương trình đào tạo chuẩn, 15 chương trình đào tạo định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế IPOP (tăng 7 chương trình đào tạo IPOP so với năm 2024). Đặc biệt, trường có 2 chương trình đào tạo song bằng quốc tế và 1 chương trình đào tạo tiên tiến bắt đầu tuyển sinh từ năm 2025. Cũng trong năm nay, ngoài việc giữ nguyên các tổ hợp xét tuyển như năm 2024, Trường đại học Thương mại còn bổ sung thêm nhiều tổ hợp xét tuyển cho các chương trình IPOP, song bằng quốc tế, tiên tiến. Các tổ hợp bổ sung gồm: toán, tiếng Anh, lịch sử; toán, tiếng Anh, địa lý; toán, tiếng Anh, giáo dục kinh tế và pháp luật; toán, tiếng Anh, tin học; toán, tiếng Anh, công nghệ. Thay đổi này làm tăng cơ hội trúng tuyển cho các bạn thí sinh, khóa đầu tiên học chương trình giáo dục THPT 2018.Nét mới trong phương thức tuyển sinh năm nay của Trường đại học Thương mại là dừng xét tuyển phương thức PT 200, vốn là phương thức xét tuyển theo kết quả học tập (xét tuyển học bạ) cấp THPT đối với thí sinh trường chuyên/trọng điểm quốc gia. Các phương thức được dùng để xét tuyển năm nay của Trường đại học Thương mại về cơ bản như năm ngoái (trừ PT 200) gồm: xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT 2025 (PT 100), xét tuyển theo kết quả bài thi đánh giá năng lực của Đại học quốc gia Hà Nội hoặc đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội (PT 402), xét tuyển kết hợp các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế với điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc điểm học bạ (PT 409, PT 410), xét tuyển học sinh giỏi tỉnh, thành phố (PT 500)… Bạn đọc xem đề án tuyển sinh của Trường đại học Thương mại ở đây.
Tận hưởng những niềm vui, tự do không giới hạn bên bãi biển mùa lễ hội
Sau khi bài viết "Lại khổ vì karaoke ngày tết, hàng xóm hơn thua nhau ở… cái loa thùng" được đăng tải, khá nhiều "nạn nhân" của thực trạng hát karaoke gây ồn ào tiếp tục chia sẻ những nỗi niềm, mà nói đúng hơn đó là sự bực tức họ phải chịu đựng suốt mùa tết.Một anh chàng quê ở TP.Đà Nẵng, làm rể tại một miền quê thuộc tỉnh ven biển vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, kể trong sự bất ngờ: "Thật lạ lùng khi nhà hàng xóm có thể hát karaoke thâu đêm suốt sáng. Giống như kiểu họ không thể sống mà thiếu karaoke vậy. 23 giờ, 24 giờ vẫn hát "rân trời". Không thể hiểu nổi".Có người ở một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng, ta thán: "Nhà hàng xóm chỉ có một người nhưng hát karaoke liên tục. Nếu như trong liveshow, một ca sĩ hát hết cỡ thì cũng chỉ khoảng 30 bài. Nhưng mà một ngày, người này có thể hát vài chục ca khúc. Dường như bài gì, nhạc nào cũng "cân" được (ý là hát được – PV). Họ hát karaoke thoải mái mà không hề nghĩ đến cảm giác của những gia đình kế bên. Họ vô tư thể hiện "tài năng âm nhạc" mà không biết là đang làm phiền, ảnh hưởng đến người khác".Câu chuyện "hàng xóm hơn thua nhau ở… cái loa thùng" cũng nhận được sự đồng tình của bạn đọc. Có người kể chuyện ở xóm tại một miền quê thuộc tỉnh ven biển vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. Một người vừa mua dàn karaoke 7,2 triệu đồng. Hàng xóm thấy vậy, không để nhà mình thua nhà người ta, lập tức lên siêu thị điện máy "quất" hệ thống tốt hơn, âm thanh đỉnh cao hơn, và quan trọng là phát ra tiếng to hơn với giá gần 20 triệu đồng. Chưa kết, vì không thể chấp nhận hai dàn loa của hai gia đình bên cạnh "dội" vào nhà, một gia đình khác ở gần đó, bán hẳn cặp bò giá 36 triệu đồng để "tậu" luôn dàn karaoke mới vào ngày 24 tháng Chạp…Sự "chịu chơi" của ba gia đình vừa kể khiến người dân trong xóm "lãnh đủ", họ bị karaoke "tra tấn"… nguyên cái tết. "Họ hàng đến chúc tết mà nghe câu được câu mất, vì bị tiếng karaoke làm ồn", "Hôm mùng 4 cúng tạ, nhưng chẳng thể tập trung để cúng vì bên này, bên kia, bên nọ hát um sùm ở âm thanh to nhất"… là những phản ánh của người dân.Có người còn ví von: "Mỗi lần nhạc mở lên, âm thanh đùng đùng, nhà tôi cách nhà họ cả 20 – 30 mét mà hệ thống tôn trên mái nhà như… lắc lư theo. Đất trời như ngả nghiêng điên đảo".Lời kể này giống bình luận của bạn đọc Thảo trên Báo Thanh Niên: "Nhà cách đám giỗ 100 mét mà loa karaoke đập phình phình làm rung cả nền nhà".Tài khoản Thảo cũng chia sẻ mong muốn: "Ước gì có một quy định như Nghị định 168 (tức Nghị định 168/2024/NĐ-CP do Chính phủ ban hành quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ - PV) thì đỡ cho hàng xóm biết mấy".Tài khoản tên Bạn đọc mới cho rằng: "Giá mà phạt hát karaoke cũng nặng như giao thông thì chắc là dẹp được. Vụ này nên có cái Nghị định cỡ 168 mới trị được. Để kéo dài e sẽ loạn".Tài khoản ngocquynh1959@gmail.com thì nói: "Ước muốn cháy lòng là vấn nạn "karaoke tra tấn" cũng có cái Nghị định 168".Cùng quan điểm, tài khoản nguyenminh200782, kiến nghị: "Phải phạt thật nặng như Nghị định 168 mới đủ sức răn đe".Bên cạnh đó, nhiều bạn đọc cũng chia sẻ nhiều cách để có thể dẹp bỏ vấn nạn karaoke hoành hành. Theo bạn đọc thanh vu le thì "đây là một vấn nạn từ lâu, đến nay vẫn tồn tại vì sự thiếu ý thức của người sử dụng và cách xử lý không quyết liệt của các cơ quan chức năng".Bạn đọc bbb Aaa nói: "Muốn chấm dứt nạn khủng bố karaoke dễ ợt. Cứ phạt từ 10 - 20 triệu là xong".Bạn đọc Q.V viết: "Phạt nặng nhằm hướng người dân đến ý thức về pháp luật tốt hơn. Đã có Nghị định 168 xử phạt rất nặng đến hàng chục triệu đồng về vi phạm giao thông, nhưng tại sao lại không có nghị định chế tài thật nặng đối với vấn nạn karaoke? Trong khi hậu quả do karaoke gây ra là rất lớn. Nếu xử phạt nạn karaoke với mức phạt giống như mức phạt giao thông đến hàng chục triệu thử xem còn nhà nào dám mở loa karaoke phá làng phá xóm nữa không?".Bạn đọc yourself120813@gmail.com đề xuất: "Vi phạm tiếng ồn thì đề nghị phạt thật nặng, tịch thu dàn karaoke". Bạn đọc Nguyen Viet Nam mong mỏi: "Phải có biện pháp chế tài thật mạnh".Bạn đọc Tran Ha cho rằng: "Nên phạt 20 triệu đồng, tịch thu phương tiện. Đảm bảo 90% người dân đồng ý".
Mạng xã hội mới đây xuất hiện một số đoạn video ghi lại tình huống giao thông gây bức xúc, khi hai tài xế điều khiển hai xe tải bất chấp nguy hiểm, liên tục lái xe lạng lách trên phố, chèn đường "cà khịa" nhau, suýt gây tai nạn cho các xe khác cùng lưu thông.Vụ việc được xác định xảy ra vào khoảng 15 giờ ngày 8.3.2025, trên đường Ngọc Hồi, đoạn qua địa bàn phường Hoàng Liệt, quận Hai Bà Trung, TP. Hà Nội.Theo hình ảnh từ camera hành trình gắn trên ô tô di chuyển phía sau ghi lại, thời điểm nói trên, ô tô này đang lưu thông trên đường Ngọc Hồi, hướng từ Vành Đai 3 về Thanh Trì. Khi đến khi vực gần Cầu đi bộ Ngọc Hồi, tài xế và nhiều người ngồi trên xe giật mình khi phát hiện phía trước xuất hiện hai xe tải nhỏ (một xe mang biển kiểm soát 29H-099.55, một xe mang biển kiểm soát 51C-828.75) đang chạy lạng lách và liên tục tạt đầu, "chèn đường" nhau.Đáng nói, tình huống giao thông diễn ra giữa lúc trên đường Ngọc Hồi đang có rất đông phương tiện khác cùng lưu thông. Thậm chí còn có nhiều xe máy chạy xen kẽ rất nguy hiểm. Nhiều tài xế ô tô khác di chuyển phía sau không dám cho xe vượt lên vì sợ "vạ lây", dẫn đến cảnh ùn ứ.Trên mạng xã hội, đoạn video ghi lại toàn bộ vụ việc sau khi được đăng tải đã nhanh chóng thu hút sự chú ý từ cộng đồng mạng. Đa phần người xem tỏ ra hết sức phẫn nộ trước hành vi lái xe liều lĩnh, bất chấp nguy hiểm và xem thường pháp luật của hai tài xế nói trên.Bên cạnh đó, nhiều người lên tiếng yêu cầu cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc, truy tìm và xử phạt thật nghiêm cả hai tài xế nói trên, tránh những sự vụ đáng tiếc có thể xảy ra.Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:Phạt tiền từ 40 - 50 đồng đối với người điều khiến xe thực hiện hành vi điều khiến xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ (Khoản 12 Điều 6). Đồng thời tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng; tịch thu phương tiện nếu tái phạm.Trường hợp thực hiện hành vi vi phạm gây tai nạn, tài xế bị phạt tiền từ 50 - 70 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.
Xót xa hoàn cảnh anh thợ hồ tàn phế vì tai nạn
Năm 2025, Chính phủ đặt quyết tâm tăng trưởng GDP tối thiểu từ 8% trở lên, tạo nền tảng cho tăng trưởng 2 con số giai đoạn 2026 - 2030. Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025, bên cạnh các động lực tăng trưởng như xuất khẩu, tiêu dùng, huy động nguồn lực là vấn đề cốt lõi.Việt Nam cần nguồn vốn rất lớn là hơn 4 triệu tỉ đồng, tương đương khoảng 160 tỉ USD. Bên cạnh những nguồn vốn chuẩn bị từ ngân sách nhà nước, thị trường vốn là kênh huy động rất quan trọng cho nền kinh tế, đặc biệt là để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng.Phát biểu tại hội thảo "Tâm điểm tín dụng Việt Nam 2025" do FiinRatings và S&P Global Ratings phối hợp tổ chức ngày 27.2 tại Hà Nội, bà Phạm Thị Thanh Tâm, Phó vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính), cho biết thời gian qua, thị trường vốn Việt Nam có những bước phát triển tích cực cả về chiều rộng và chiều sâu.Quy mô thị trường cổ phiếu và trái phiếu cuối năm 2024 đạt 93,3% GDP. Chỉ số VN-Index tăng 12,1% trong năm 2024 với tổng giá trị huy động vốn trên thị trường đạt gần 930.000 tỉ đồng, cao gấp 1,3 lần so với năm 2023.Trong khi đó, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc FiinRatings, phân tích: "Nói đến các ngành đòi hỏi nguồn vốn lớn và thâm dụng vốn lớn như hạ tầng, năng lượng, giao thông, cao tốc, bất động sản... thì không thể dựa trên một thị trường vốn như hiện nay. Đặc biệt, trong bối cảnh huy động vốn mới trên thị trường chứng khoán còn rất hạn chế, huy động trái phiếu doanh nghiệp còn rất nhỏ và với kỳ hạn bình quân chỉ 3,5 năm…Chúng ta cần có một thị trường vốn được cải thiện, vận hành một cách hiệu quả để có thể giúp khai thông nguồn vốn nội địa và nguồn vốn quốc tế".Ông Thuân cho biết, sau 5 năm hoạt động, FiinRatings đã xếp hạng tín nhiệm hơn 60 doanh nghiệp. Năm 2024, 29 doanh nghiệp trong số đó đã huy động được 111.000 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp. Đáng chú ý, phần lớn các doanh nghiệp này không phải là đối tượng thuộc diện bắt buộc phải xếp hạng tín nhiệm.Nhiều chuyên gia phân tích, xếp hạng tín nhiệm đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Nếu được tổ chức uy tín xếp hạng tín nhiệm cao, các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn ngân hàng nhanh chóng với lãi suất ưu đãi; giao dịch với đối tác trong và ngoài nước được ưu đãi về giá cả, dịch vụ…Bà Tâm nhìn nhận, thời gian tới, để phát triển thị trường vốn bền vững, lành mạnh và nâng cao minh bạch, vai trò và trách nhiệm của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm sẽ ngày càng lớn.Để tiếp tục thúc đẩy việc cung cấp và sử dụng dịch vụ xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam, Bộ Tài chính đang tích cực phối hợp với các tổ chức trong nước, quốc tế triển khai các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và nhà đầu tư về xếp hạng tín nhiệm; khuyến khích các tổ chức cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm áp dụng thông lệ quốc tế với 4 nguyên tắc chất lượng, độc lập, minh bạch và bảo mật."Bộ Tài chính đang rà soát khung pháp lý về xếp hạng tín nhiệm để tham mưu cho Chính phủ hoàn thiện cho phù hợp với sự phát triển của thị trường trong giai đoạn hiện nay; đồng thời khuyến khích doanh nghiệp trong nước mở rộng hợp tác với các tổ chức uy tín trên thế giới để nâng cao chất lượng dịch vụ góp phần thúc đẩy phát triển thị trường vốn", bà Tâm nói.Ông Andrew Wood, Giám đốc Xếp hạng tín nhiệm quốc gia & tài chính công quốc tế, khu vực châu Á - Thái Bình Dương của S&P Global Ratings, cho rằng những giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn chính sách cho các ngành chủ chốt như bất động sản, ngân hàng, năng lượng… sẽ tác động mạnh tới thị trường vốn của Việt Nam thời gian tới.Ngoài ra, vấn đề tổ chức lại bộ máy nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu năng… về dài hạn sẽ giúp Việt Nam có thêm dư địa tài khóa để đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ cho tăng trưởng. Về tầm nhìn, cải cách này cũng giúp Việt Nam cải thiện tín nhiệm quốc gia."Thời gian tới, Việt Nam cần lưu ý điều hành chính sách tiền tệ và tài khóa phải dựa trên tín hiệu thị trường. Khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam cần được trao bàn đạp để phát triển hơn nữa…", ông Andrew Wood bày tỏ.